Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

XỬ LÝ PHÒNG MỐI CHO CÔNG TRÌNH CẢI TẠO

Các công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình có sử dụng kết cấu gỗ hoặc lưu trữ những sản phẩm có nguồn gốc xenlulo luôn là mục tiêu tấn công của mối. Vì vậy, việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống mối là hết sức cần thiết nhằm ngăn ngừa các thiệt hại xảy ra khi mối xâm nhập và phá hoại công trình.
Nguyên lý chung: Để có hiệu lực phòng mối tốt nhất phải sử dụng thuốc phòng mối có hiệu lực cao để ngăn cản mối. Toàn bộ mặt nền của công trình được cách ly với môi trường có mối xung quanh bởi hàng rào ngăn cách được xử lý thuốc phòng mối nhằm ngăn ngừa mối xâm nhập vào công trình xây dựng, giúp thời gian sử dụng công trình lâu dài.
phong-moi-cong-trinh-cai-tao

PHÒNG CHỐNG MỐI CHO CÔNG TRÌNH  CẢI TẠO

Biện pháp kỹ thuật:

- Thiết lập hàng rào phía ngoài móng công trình: để ngăn ngừa mối xâm nhập từ bên ngoài vào công trình xây dựng qua móng tường bằng cách tạo một đường hào bằng hoá chất, đường hào này tiếp xúc và bao toàn bộ phía ngoài móng công trình bằng phương pháp khoan – bơm thuốc chống mối xuống các lỗ khoan. Sát chân tường phía ngoài công trình khoan một hàng mũi khoan bao quanh. Mũi khoan cách vị trí chân tường 10-15 cm, f 14 mm, khoảng cách giữa các mũi khoan 30 cm. Sau đó bơm dung dịch thuốc chống mối xuống các lỗ khoan. Dùng xi măng để bịt các lỗ khoan hoàn trả mặt bằng.
- Thiết lập hàng rào phòng chống mối phía trong: Sát chân tường phía trong công trình khoan một hàng mũi khoan bao quanh. Mũi khoan cách vị trí chân tường 10-15 cm, f 14 mm, khoảng cách giữa các mũi khoan 30 cm. Sát chân tường phía trong công trình khoan một hàng mũi khoan bao quanh. Mũi khoan cách vị trí chân tường 10- 5 cm, f 14 mm, khoảng cách giữa các mũi khoan 30 cm.
- Xử lý chống mối mặt nền đối với các công trình cải tạo bỏ lớp gạch lát nền cũ. Toàn bộ mặt nền phun dung dịch thuốc phòng chống mối.
- Đối với các công trình cải tạo có cạo bỏ lớp vữa tường cũ: Tiến hành phun dung dịch thuốc phòng chống mối.

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

TẠI SAO PHẢI PHÒNG MỐI

Tại sao cần phòng chống mối 

   

diet-moi-phong-moi


 Bất kỳ công trình xây dựng nào ở Việt Nam cũng đều có nguy cơ bị mối xâm nhập. Khi mối xân nhập vào một công trình xây dựng, Mối không chỉ làm hư hỏng các vật dụng bằng gỗ hay các vật dụng có nguồn gốc từ xenlulo như khung cửa gỗ, kệ bếp, sành nhà gỗ, cầu thang gỗ, gác gỗ.v.v. mà Mối còn gây ra nhiều tác hại khác như làm rỗng nền công trình, gây sụt lún, dò rỉ nước gây hiện tượng thấm nước, nấm mốc cho tường, làm dơ bẩn tường bởi các đường mui mà chúng đắp để di chuyển, làm rỗng lớp hồ tô tường nguy hại hơn là Mối  đi theo đường dây điện tạo đọ ẩm làm chập điện gây ra hỏa hoạn có khi làm bạn phá sản .v.v.

Lưu ý: Dịch vụ chúng tôi cung cấp rất nhiều người chủ quan cho rằng Nhà có đổ mê bê tông ở đáy móng thì không thể có mối được và mối không thể ăn gỗ căm xe hay gỗ lim, đó là những sai lầm rất có thể gây ra những tổn hại đáng tiếc

Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

MỐI TẤN CÔNG VÀO NHÀ BẰNG ĐƯỜNG NÀO

diet-moi
Đường đi của mối vào nhà
Nắm được đặc điểm sinh học, chủng loại,… là những nhân tố quan trọng để lựa chọn phương pháp phòng, diệt Mối hiệu quả, tiết kiệm. Đặc biệt là quá trình, cách thức tấn công của chúng vào các công trình là 1 vấn đề quan trọng, cần nghiên cứu sâu.

Qua thực tiễn thi công, kết hợp việc nghiên cứu các tư liệu trong và ngoài nước và những chuyến đi thực tập cùng các chuyên gia nước ngoài. Bộ phận nghiên cứu của Diệt Mối Trường Phát chúng tôi đã đúc kết ra được 1 kết luận quan trọng – Mối thường xâm nhập vào công trình theo 3 cách thức cơ bản sau:


  • 1.Xâm nhập từ dưới đất lên và từ các vùng lân cận vào công trình: Đây là cách xâm nhập phổ biến nhất và hay gặp nhất. Theo cách xâm nhập này, mối sẽ từ các tổ mối có sẵn dưới nền công trình hoặc từ các khu vực xung quanh xâm nhập vào công trình thông qua các hệ thống đường đất liên tục nối từ tổ mối đến nơi có nguồn thức ăn.
  • 2.Xâm nhập bằng “đường không”: Tức là khi mối trưởng thành (khoảng 3 – 4 năm tuổi), chúng mọc cánh và bay ra ngoài tổ (còn gọi là hiện tượng vũ hóa – thường xuất hiện khi trời sắp mưa hoặc giông). Sau khi rụng cánh, một trong số cặp mối đó sẽ kết thành đôi với nhau và chui vào những nơi kín đáo như khuôn, khe cửa, khu vực ẩm thấp… ở trên các tầng để thiết lập tổ mối mới.
  • 3.Xâm nhập qua đường lây nhiễm: tức là mối xâm nhập vào các công trình qua việc vận chuyển các đồ dùng đã bị nhiễm mối như: bàn, ghế, giờng, tủ, khung cửa.. từ nơi này đến nơi khác của con người